Đọc vị tính cách nhân viên qua mô hình DISC

Mô hình DISC

Trong quá trình quản trị nhân sự, xây dựng môi trường làm việc, các Manager có thể xác định tính cách và tiềm năng của nhân viên thông qua DISC. Đồng thời, cá nhân nhà quản lý có thể phát triển được thế mạnh của bản thân trên con đường thăng tiến thông qua việc áp dụng DISC nhằm thấu hiểu người đối diện.

Trong công việc, chúng ta chắc chắn sẽ tương tác với không ít người có tính cách đối lập với nhau như: e dè, nhút nhát đối ngược với mạnh mẽ, thống trị. Tuy nhiên có những trường hợp một người sở hữu nhiều đặc điểm tính cách, họ vừa tỏ ra đàn áp trong một bối cảnh nhưng lại trở nên mềm dẻo trong một tình huống khác.

Xem thêm: Mô hình APAC

4 Nhóm tính cách DISC

Năm 1956, Walter Clarke, một nhà tâm lý học, đã xây dựng trắc nghiệm DISC dựa trên lý thuyết mô hình DISC của William Moulton Marston. Qua những đặc điểm tính cách mà DISC đưa ra, chúng ta sẽ thấy bốn nhóm người cụ thể bao giồm: Nhóm Người thủ lĩnh (D – Dominance); Nhóm người tạo ảnh hưởng (I – Influence); Nhóm người kiên định (S – Steadiness); Nhóm người tuân thủ (C – Compliance).

Nhóm người Thủ lĩnh (D – Dominance)

Nhân viên thuộc nhóm D luôn hướng đến mục tiêu và kết quả hoàn thành. Họ luôn tự tin và tràn đầy động lực cạnh tranh để chiến thắng. Họ luôn chủ động trong việc đón nhận thử thách và phản ứng nhanh nhẹn để đạt được thành quả. Nhìn bên ngoài người nhóm D luôn toát ra một sự mạnh mẽ, tự tin, nhanh nhẹn, luôn tiếp cạn vấn đề một cách trực tiếp, thẳng thắng.

D – Dominance)
Nhóm người Thủ lĩnh (D – Dominance)

Thế nhưng, điểm trừ của người thuộc nhóm thủ lĩnh là họ hướng đến kết quả nên đôi khi họ vô tâm với mọi người xung quanh, thiếu kiên nhẫn và không thích làm việc tiểu tiết. Muốn giao tiếp thành công với nhóm D, các nhà quản lý nên giải thích ngắn gọn, không nói vòng vo và tập trung vào giải pháp thay vì vần đề.

Nhóm người tạo ảnh hưởng (I – Influence)

Cởi mở và nhiệt tình, đó là chân dung của một người thuộc nhóm tạo ảnh hưởng. Họ thường được mô tả là những người có sức thuyết phục, ấm áp, lạc quan và có niềm tin với mọi người. Trong quá trình làm việc, nhân viên thuộc nhóm này luôn thể hiện tinh thần hợp tác và tạo bầu không khí tích cực. Họ sẽ gặp khó khăn khi buộc phải theo một khuôn khổ, kiểm soát quá chặt chẽ.

Nhóm người tạo ảnh hưởng (I – Influence)
Nhóm người tạo ảnh hưởng (I – Influence)

Cho nên, giao tiếp người thuộc nhóm ảnh hưởng, các nhà quản lý nên chia sẻ kinh nghiệm cá nhân cho họ. Họ luôn thích một cuộc tương tác hai chiều, vì thế ta nên đặt câu hỏi và phản hồi lại. Ta cần tập trung vào các mặt tích cực, tránh đưa ra những chi tiết không cần thiết và làm gián đoán mạch truyện.

Nhóm người kiên định (S – Steadiness)

Những cá nhân thuộc nhóm S sẽ mang một hình ảnh về sự hợp tác, chân thành, đáng tin cậy. Họ có một khả năng giữ bình tĩnh tốt, luôn kiên nhẫn, có thể phán đoán trước sự việc. Nhưng họ cũng thiếu đi quyết đoán, không thích thay đổi, sợ mất đi sự ổn định, ngại tranh luận với người khác. Khi làm việc với người nhóm S, các nhà quản lý sẽ thấy họ luôn chăm chỉ và đặt lợi ích của tập thể lên trên hết.

Nhóm người kiên định (S – Steadiness)
Nhóm người kiên định (S – Steadiness)

Khi giao tiếp với những bạn thuộc nhóm này, ta cần thể hiện một sự quan tâm đến họ. Đồng thời thể hiện những gì chúng ta kỳ vọng từ họ.

Nhóm người tuân thủ (C – Compliance)

Khi giao tiếp với những bạn thuộc nhóm này, ta cần thể hiện một sự quan tâm đến họ. Đồng thời thể hiện những gì chúng ta kỳ vọng từ họ.  Nhóm người tuân thủ (C – Compliance)
Khi giao tiếp với những bạn thuộc nhóm này, ta cần thể hiện một sự quan tâm đến họ. Đồng thời thể hiện những gì chúng ta kỳ vọng từ họ. Nhóm người tuân thủ (C – Compliance)

Nhân viên thuộc nhóm C hướng đến chất lượng và độ chính xác, năng lực chuyên môn. Họ luôn để ý đến độ chính xác, tính logic trong công việc và luôn muốn duy trì sự ổn định. Người Tuân thủ thường được mô tả là cẩn thận, làm việc có quy trình, hệ thống rõ ràng, hướng tới kỹ thuật. Tuy nhiên, họ lại gặp khó khăn trong việc giao tiếp vì ít nói, nói chậm, nhiều khi khó hiểu vì diễn đạt không tốt.

Muốn làm việc với nhóm này, ta cần tập trung vào yếu tố trọng điểm và chi tiết, giảm thiểu cảm xúc.

Tầm quan trọng của DISC tác động trong công việc

Trong công tác quản lý

Mô hình DISC trong công tác quản lý
DISC trong công tác quản lý

Không chỉ lợi cho khâu tuyển dụng, DISC cũng là một mô hình mà nhiều nhà quản lý nên áp dụng. Dùng DISC, nhà quản lý có cái nhìn rõ ràng và khách quan hơn về nhân viên của mình, điểm mạnh và yếu của từng cá nhân. Cũng vì lẽ đó, các doanh nghiệp (đặc biệt là các ngân hàng) dựa vào DISC để nắm được hiệu suất của từng cá nhân dựa trên công việc của họ.

Trong quản trị nhân sự

Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng mô hình DISC như một công cụ trong việc xây dựng nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp và tích cực. Ví dụ. Ở một doanh nghiệp bất động sản xác định các nhân viên tư vấn của mình cần được đào tạo để đạt hiệu suất cao. Họ áp dụng DISC để giúp nhân viên của mình tì hiểu về cách đọc vị mua sắm của khách hàng.

Mô hình DISC trong quản trị nhân sự
DISC trong quản trị nhân sự

Sau đó điều chỉnh các phong cách bán hàng của riêng mình để giải quyết nhu cầu mối của khách hàng hoặc xử lý những tình huống bất ngờ trong quá trình tư vấn.

Kết luận

Tuy áp dụng DISC không hề đơn giản, nhưng mô hình này đem lại nhiều lợi ích cho công tác quản trị nhân sự. Đặc biệt, ta có thể đọc vị tính cách của cấp dưới, đối tác, các mối quan hệ cá nhân nhằm đưa ra cách ứng xử và giao tiếp linh hoạt để các mục tiêu của mình trong công việc đạt được một cách suôn sẻ, thuận lợi.

Dựa vào bài viết này, các nhà quản lý có cơ sở dữ liệu để xác định hành vi và tính cách từng cá nhân trong đội ngũ của mình. Đồng thời, khi hiểu được họ, nhà quản lý hoàn toàn có thể thực hiện công tác huấn luyện và phản hồi tạo động lực nhân viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của từng cá nhân.

Tìm hiểu thêm về các kỹ năng khác của Giảng viên nội bộ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.