Ứng dụng 5 cấp độ lãnh đạo để giữ chân nhân tài

5 mức độ để giữ chân nhân tài là: sử dụng vai trò của nhà quản lý, mối quan hệ thân thiết với nhân viên, khả năng dẫn dắt tạo kết quả cho đội nhóm, phát triển năng lực, uy tín cá nhân.

Đây cũng chính là 5 cấp độ tạo ảnh hưởng của John Maxwell – diễn giả nổi tiếng về lãnh đạo. Vậy, cụ thể ứng dụng các bước này như thế nào khi xây dựng chiến lược giữ chân nhân viên giỏi, cùng đọc bài viết này nhé.

Bài viết này thuộc Tips For Leader 

Chuỗi bài viết giúp bạn lái con tàu “VƯỢT CẠN”

KHÁM PHÁ Follow

Cấp độ 1: Giữ chân nhân tài bằng vai trò của quản lý

5 Cấp độ Lãnh đạo của John Maxwell

Theo John Maxwell, đây là cấp độ thấp nhất và dễ dàng đạt được, dựa vào quyền lực đến từ chức danh của quản lý. Tuy nhiên, muốn giữ chân nhân tài chỉ dựa vào cấp độ này là chưa đủ. Nhân viên chỉ làm theo bạn vì họ bắt buộc phải làm, không phải vì họ mong muốn được làm. Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng đánh mất nhân viên giỏi nếu sử dụng quyền lực vị trí không đúng cách.

Để giải quyết vấn đề này, bạn cần nắm rõ 2 nhiệm vụ của một nhà quản lý bền vững. Cụ thể là: Đạt được kết quả công việc và phát triển năng lực của đội nhóm. Vậy, để thực hiện 2 nhiệm vụ này, bạn cần làm đúng 4 vai trò cốt lõi: Planner – người lập kế hoạch, Leader – người dẫn dắt đội nhóm, Organizer – người triển khai công việc hiệu quả, Controller – người giám sát và hỗ trợ.

Cấp độ 2: Tạo dựng mối quan hệ thân thiết

Theo một khảo sát về trải nghiệm nhân viên 2022, được công bố bởi Qualtrics cho thấy: 92% nhân viên rất xem trọng mối quan hệ giữa họ và quản lý trực tiếp. Điều này cho thấy rằng, nhà quản lý có trách nhiệm thấu hiểu nhân viên, từ đó xây dựng mối quan hệ thân thiết và giao tiếp hiệu quả.

Tuy nhiên, mỗi cá nhân có những tính cách khác nhau có thể tạo nên sự độc đáo và màu sắc cho đội nhóm, nhưng cũng là trở ngại cho quản lý nếu muốn thấu hiểu họ. Hãy lắng nghe nhiều hơn để hiểu được nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể ứng dụng mô hình đọc vị tính cách DISC, giúp bạn giao tiếp hiệu quả và tạo ra một sự kết nối chặt chẽ giữa các thành viên trong đội ngũ.

Cấp độ 3: Khả năng dẫn dắt và giúp đội nhóm đạt kết quả

Niềm tự hào lớn nhất của nhân viên là được làm việc trong một đội nhóm có thành tích cao, tạo nên giá trị lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược giữ chân nhân viên giỏi, cần lưu ý rằng bạn không chỉ quản lý con người, mà còn chịu trách nhiệm về thành tích của đội nhóm. 

Hãy tạo ra một môi trường làm việc có tính cạnh tranh, khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình và đóng góp cho sự phát triển của tổ chức. Ngoài ra, nhà quản lý cũng cần thiết lập các mục tiêu thông minh và có kế hoạch để triển khai hiệu quả. 

Cấp độ 4: Giữ chân nhân viên giỏi bằng cách phát triển năng lực của họ

Ở mức độ này, nhà quản lý không chỉ cần quan tâm đến thành công hiện tại, mà còn cần chú ý đến kết quả tương lai. Vậy, để giữ chân nhân tài hiệu quả, hãy thúc đẩy các hoạt động đào tạo, xây dựng kế hoạch phát triển, cung cấp phản hồi định kỳ để giúp nhân viên nâng cao hiệu suất của họ.

Ngoài ra, xây dựng đội ngũ kế thừa cũng là một cách giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Vì vậy, hãy rèn luyện kỹ năng huấn luyện, đào tạo và truyền cảm hứng cho nhân viên, để họ có thể phát huy tiềm năng và trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai. 

Cấp độ 5: Thu hút nhân tài bằng uy tín cá nhân

Khi hoàn thành xuất sắc cấp độ 4, bạn sẽ dễ dàng đạt được cấp cuối cùng. Bởi, thương hiệu và uy tín cá nhân sẽ được xây dựng dựa trên những kết quả mà bạn làm được cho đội nhóm trước đó. Cụ thể, khi bạn phát triển năng lực và giúp nhân viên đạt được thành công, họ sẽ là những bằng chứng sống tạo nên sự uy tín của bạn. Đây cũng là tiền đề vững chắc giúp bạn có chính sách thu hút và giữ chân nhân tài một cách bền vững.

Bên cạnh đó, theo tháp nhu cầu của Maslow, được tôn trọng và khẳng định bản thân là mong muốn cao nhất của con người. Vì vậy, ở cấp độ này, hãy luôn tôn trọng nhân viên, lắng nghe đóng góp và tạo ra môi trường mà họ có thể tự do sáng tạo. Đồng thời, nhà quản lý cũng cần ghi nhận thành tích và tưởng thưởng một cách minh bạch.

Tạm kết về cách để giữ chân nhân tài

Tỷ lệ nghỉ việc gia tăng và chảy máu chất xám là những vấn đề nhức nhối của những nhà quản lý. Thông qua bài viết này,VMP hy vọng rằng sẽ giúp bạn ứng dụng thành công 5 cấp độ lãnh đạo để xây dựng chính sách thu hút và giữ chân nhân tài.

Ngoài ra, bạn có thể khảo các chương trình đào tạo quản lý, nhằm nâng cao năng lực và dẫn dắt đội nhóm hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.